Pigtail là linh kiện không thể thiếu trong hệ thống cáp quang, giúp kết nối sợi quang với các thiết bị truyền dẫn. Sản phẩm có khả năng giảm suy hao tín hiệu và đảm bảo hiệu suất truyền dẫn trong viễn thông, mạng dữ liệu và trung tâm dữ liệu. Vậy dây hàn quang là gì? Cấu tạo và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Chợ Lớn JSC tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Dây hàn quang (Pigtail) là gì?
Pigtail có một đầu nối sợi quang được đấu nối sẵn tại nhà máy và đầu còn lại là sợi quang lộ ra ngoài. Chúng thường được sử dụng để đấu nối tại hiện trường bằng máy hàn cơ học hoặc máy hàn nhiệt. So với dây nhảy hoặc kết nối epoxy, chúng đã được đấu nối sẵn tiết kiệm thời gian và hiệu suất vượt trội hơn.
Dây hàn quang (Pigtail) là gì?
Chắc chắn có rất nhiều khách hàng thắc mắc điểm khác nhau giữa dây nhảy quang (Fiber Patch Cord) và dây Pigtail. Trong bài viết dưới đây, Chợ Lớn JSC sẽ giúp bạn phân biệt chi tiết 2 loại này.
-
Dây hàn quang giá tốt chỉ có một đầu nối được kết thúc ở một bên nhưng có sợi trần ở bên kia. Ngược lại, dây nhảy có 2 hoặc nhiều đầu nối và không có sợi trần.
-
Pigtail thường sử dụng cáp không có vỏ bọc đường kính 90μm. Tuy nhiên, dây nhảy sử dụng cáp quang có vỏ bọc đường kính 2.0mm hoặc 3.0mm.
-
Dây Pigtail chủ yếu dùng cho các ứng dụng ghép nối nhanh, còn dây nhảy sử dụng cho kết nối giữa các bộ thu phát quang.
Cấu tạo của dây hàn quang (Pigtail)
Dây hàn quang được thiết kế với cấu tạo chuyên biệt nhằm kết nối giữa sợi quang và các thiết bị truyền dẫn. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của dây hàn quang:
Sợi quang (Core & Cladding)
Lõi sợi quang là phần bên trong được làm từ vật liệu thủy tinh hoặc nhựa có chất lượng cao. Chúng có chức năng truyền tín hiệu ánh sáng, kích thước rất nhỏ (thường chỉ vài micromet). Bao quanh lõi sợi quang là lớp bọc có chỉ số khúc xạ thấp hơn, giúp duy trì hiện tượng phản xạ toàn phần.
Vỏ bảo vệ (Jacket)
Vỏ bảo vệ là lớp ngoài cùng của dây hàn quang, có chức năng bảo vệ sợi quang khỏi các tác động cơ học. Đơn cử như va đập, uốn cong quá mức hoặc các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Vỏ bảo vệ thường được làm từ các loại vật liệu nhựa cứng như polyvinyl chloride (PVC) hoặc vật liệu chuyên dụng.
Đầu nối (Connector)
Một trong những điểm khác biệt chính của dây hàn quang (pigtail) là chỉ có đầu nối ở 1 bên. Đầu nối được gia công với độ chính xác cao nhằm đảm bảo quá trình kết nối giữa pigtail và các thiết bị khác.
Khu vực hàn nối (Splice End)
Đầu còn lại của pigtail không có đầu nối mà được chuẩn bị sẵn để tiến hành hàn nối trực tiếp với sợi quang của hệ thống chính.
Xem thêm: Cách sử dụng dây hàn quang trong hộp phối quang ODF
Cấu tạo của dây hàn quang (Pigtail)
Ứng dụng của dây hàn quang (Pigtail)
Sở hữu nhiều cấu tạo khác nhau, vậy nên dây hàn quang cũng được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Chúng được phân biệt theo loại sợi, loại đầu nối và giao diện kết nối. Tùy vào đặc điểm từng hệ thống, dây hàn quang có thể dùng:
-
Loại phổ biến nhất là loại pigtail trong nhà thông thường, không có lớp bảo vệ bổ sung và là sợi trần. Mức giá của sản phẩm hợp lý, bán kính uốn cong lớn hơn giúp dễ dàng đi cáp, không phù hợp với môi trường khắc nghiệt.
-
Pigtail thường được sử dụng để hàn nối trực tiếp với sợi quang của hệ thống chính.
-
Trong các trung tâm dữ liệu và trạm chuyển mạch viễn thông, pigtail giúp đảm bảo kết nối ổn định giữa các cáp quang và thiết bị truyền dẫn.
-
Ứng dụng trong các hệ thống truyền hình và phát sóng, đảm bảo tín hiệu ánh sáng được chuyển từ nguồn phát đến các thiết bị xử lý.
Trong bài viết trên, khách hàng đã tìm hiểu về cấu tạo và ứng dụng của dây hàn quang đầy đủ nhất. Hiện tại, Chợ Lớn JSC đang cung cấp nhiều loại dây hàn quang (Pigtail) với kích thước tùy chỉnh và chất lượng vượt trội. Nếu khách hàng cần tìm mua sản phẩm giá tốt, chiết khấu cao, hãy truy cập ngay trang web để khám phá nhé!